The Blue Expat

Pilates instructor, Podcaster, wandering soul

Tại sao tôi lại có nhiều đam mê tới vậy? Multipotentialite là ai?

Nghe Podcast trên nền tảng bạn yêu thích

Bạn từng thắc mắc không hiểu tại sao bạn lại có nhiều sở thích và đam mê thế?

Bạn thắc mắc không biết cuối cùng thì đam mê đích thực của cuộc đời bạn là gì?

Tại sao bạn không thể chọn ra một nghề để có thể theo đuổi và làm việc lâu dài trong lĩnh vực ấy? 

Chuyện Nhảy việc với bạn là bình thường và bạn còn nhảy những việc chẳng liên quan gì tới nhau?

Bạn làm quá nhiều nghề mà không biết nên khi chức danh của mình là gì hay giới thiệu bản thân ra sao khi được hỏi ‘bạn làm nghề gì?’

Tìm được công việc bạn yêu thích nhưng lại không thể tưởng tượng “một ngày hoàn hảo” của bạn là làm công việc đó 8 giờ và trong cả 5 – 10 năm tới?

Bố mẹ bảo “Một nghề thì sống, đống nghề thì chết” mà bạn lại thấy mình nhiều năng lượng và hạnh phúc nhất khi làm nhiều công việc hay thực hiện nhiều chuyên môn khác nhau?

Bạn tự nhận mình cả thèm chóng chán khi bạn yêu thích và thậm chí sống chết với một dự án nhưng được một thời gian lại thấy ngán ngẩm? 

Nếu bạn đang loay hoay tìm ra câu trả lời cho những câu hỏi trên thì Multipotentialite có thể là một lời đáp phù hợp. 

Multipotentialite – những người có nhiều đam mê và sở thích

là khái niệm được đưa ra trong cuốn sách “How to be everything” của Emilie Wapnick. Và cuốn sách này chính là nội dung trong tập podcast tuần này. Trong số này mình tóm tắt lại 4 cách chọn hay phân bổ công việc để cân bằng cho những người thuộc nhóm Multipotentialite. 

Bạn có thể hiểu thêm về khái niệm mới này qua bài phát biểu của Emilie Wapnick trên Tedtalk 

Khái niệm Multipotentialite này khiến nhiều người trước đây vẫn chật vật không tìm ra MỘT đam mê duy nhất thở phào nhẹ nhõm. Có rất nhiều người phải mất nhiều thời gian để tìm ra lời giải khi họ luôn bị ám ảnh bởi khái niệm “One True Calling” – một tiếng gọi cháy bỏng cho một đam mê nào đó nhưng không thể tìm ra đến mức lo âu và tự ti vào bản thân. 

Bản thân mình đã 1 lần, chính xác là trong suốt 2 năm sau khi tốt nghiệp ở Ý và quyết định ở lại nước ngoài rơi vào trạng thái tồi tệ chỉ vì không tìm ra một công việc mình muốn theo đuổi. Mình đã tính việc làm công việc online, nghĩa là khác hoàn toàn với định hướng của bản thân trước đây, cộng thêm nhiều lời khuyên của bạn bè và người đi trước trong lĩnh vực công việc đó, mình cố gắng học và thử rất nhiều lĩnh vực từ học code để làm trang web, tới học code để viết app, freelance translator, voice artist, .v..v… Đã nhiều lần mình cảm thấy như một kẻ thất bại, nhiều lần bị nghe mắng là bỏ cuộc quá sớm, chỉ đơn giản rằng mình không thể tưởng tượng bản thân làm công việc đó trong 5 năm tiếp theo. Một ngày hoàn hảo của mình cũng không phải là ngồi code cả 8 giờ dù việc học code không quá khó như mình tưởng. Mình càng quá cần sự ổn định và thèm làm việc thay vì tiếp tục học sau 3 năm học liên tiếp nên sự bấp bênh của các công việc freelance càng khiến mình căng thẳng. 

Sau 2 năm loay hoay không xong, mình tìm ra câu trả lời, nhờ thử nghiệm và nhờ nhìn lại thời kỳ ‘đỉnh cao’ của quá khứ. Tới năm nay, tình cờ tìm thấy cuốn sách này, mình tìm thấy câu trả lời một cách rõ ràng, đầy đủ, thậm chí cả những vấn đề và giải pháp nếu mình đi theo hướng đã chọn. 

Trong cuốn sách này, Emilie đưa ra 3 tiêu chuẩn mà những người thuộc nhóm Multipotentialite cần chú trọng và dùng để làm thước đối chiếu khi chọn cách để thiết lập cuộc sống về công việc của mình. 3 tiêu chuẩn đó là: Ý nghĩa (meaning) Money (tài chính) và Sự đa dạng (Variety). Dựa trên 3 tiêu chuẩn này cô đưa ra 4 cách hay model để các Multipotentialite sắp xếp các công việc với các đam mê mà họ muốn theo đuổi cùng một lúc. Các Multipotentialites có thể kết hợp hoặc thay đổi các cách tiếp cận này tuỳ theo tính cách và tình hình của họ, rất linh động như chính bản tính con người họ! 

1. The Group Hug Approach

Dành cho những ai thích thực hiện nhiều nhiệm vụ và chuyên môn nhưng lại cảm thấy quá sức nếu phải làm các dự án khác nhau. Ví dụ của những người theo nhóm này có thể là các Youtuber về ẩm thực, vừa phải sáng tạo công thức và nấu ăn, vừa phải quay phim, chỉnh hình và âm thanh, các công việc không hề liên quan tới nhau nhưng lại thuộc duy nhất 1 dự án. 

The Group Hug Approach – photo by Emilie Wapnick

2. The Slash Approach

Những người có hơn 2 công việc bán thời gian. Họ không muốn gắn bó với chỉ một công việc và muốn thay đổi môi trường hay tính chất công việc thường xuyên. 

Họ không quan tâm quá nhiều tới việc phải làm công việc gắn với đam mê thực sự của họ. 

Cách phân bố này cũng khiến họ cảm thấy an toàn khi có các nguồn thu khác nhau. 

The Slash Approach – photo by Emilie Wapnick

3. The Einstein Approach

Bạn có biết chính Einstein cũng là một Multipotentialite? Nên đừng lo lắng và nghĩ lựa chọn của bạn quá mới hay khác thường nhé! 

Cách này dành cho những người quan trọng sự an toàn hơn là tính linh hoạt. 

Bạn thoả mãn với một công việc nhẹ nhàng, không tốn quá nhiều thời gian hay gây căng thẳng để có thời gian và khả năng tài chính để theo đuổi một sở thích hay đam mê như một thú vui. 

Những đam mê hay thú vui của bạn thường không mang lại hoặc cần nhiều thời gian tới khi mang tới nguồn thu tài chính, thì bạn cần một công việc để ổn định tài chính để khiến bạn thấy ổn định và an toàn hơn. 

The Einstein Approach – photo by Emilie Wapnick

4. The Phoenix Approach

Những người này thường dễ chìm đắm và nhiệt huyết với các dự án hay công việc khác nhau nhưng mức độ nhiệt tình này lại không kéo dài lâu, có thể tới lúc họ đâm ra ghét công việc họ từng rất mê mà không biết lí do. 

The Phoenix Approach – photo by Emilie Wapnick

Những người thuộc nhóm Multipotentialite có nhiều ưu điểm để họ tự tin vào bản thân mình hơn là lo lắng ‘tôi không có chuyên môn nhất định’. 5 ưu điểm lớn của những người thuộc nhóm này gồm:

  1. Khả năng tổng hợp ý kiến và ý tưởng
  2. Khả năng học nhanh (Rapid learning)
  3. Khả năng thích ứng nhanh
  4. Tầm nhìn và suy nghĩ rộng
  5. Khả năng kết nối

Khái niệm này giúp nhiều người bớt lo âu khi gặp khó khăn để theo đuổi đam mê và chọn ra công việc để thực hiện hàng ngày. Sẽ không có một chuẩn mực nào khi chọn công việc bạn cần theo, chính bạn là người tạo ra tiêu chuẩn và công việc dựa trên những tiêu chuẩn của bản thân. Hãy bình tĩnh tìm hiểu và thực hiện các đam mê hay thử sức các lĩnh vực mà bạn muốn nhé!

Tập podcast này là tóm tắt 1 phần của cuốn sách, nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về cuốn sách hay khái niệm này, hãy comment bên dưới để trao đổi thêm với mình nhé! 

  • Cảm ơn chị vì bài viết ạ. Nó giúp em hiểu thêm về bản thân mình rất nhiều ạ. Nhưng vẫn còn một điều em thắng mắc là về tính cách của những người Multipotentialite. Vì nhiều khi em thấy mình có lúc rất hướng ngoại, có khi cũng rất hướng nội chị ạ.

  • Cám ơn bài viết của chị. Đúng ngay vấn đề em đang thắc mắc mãi, giờ biết thêm khái niệm Multipotentialite e cảm thấy an tâm hơn <3

  • Phạm Văn Thắng

    Thank chị. E thấy đúng trường hợp của e hiện giờ. Loay hoay tìm 1 thứ mình thích.

  • Bài viết hay quá, giúp mình rất nhiều. Cám ơn bạn đã chia sẽ.

  • Huy Nguyễn

    Bạn hãy chia sẻ nhiều hơn về cuốn sách nhé! Hoặc có thể dịch ra tiếng việt cho nhiều người cùng đọc.

    • Nếu có thể mình sẽ làm một số bài blog hoặc dịch lại 1 số phần trong cuốn sách trong thời gian tới 😀 Cám ơn bạn đã theo dõi!

      • Phạm Văn Thắng

        Thank chị. E thấy đúng trường hợp của e hiện giờ. Loay hoay tìm 1 thứ mình thích.

        • ☺️ Sao cứ phải là một thứ khi chúng ta còn chưa biết hết khả năng của mình em nhỉ!

Leave a Reply to Huy Nguyễn (Cancel Reply)

có thể bạn muốn nghe

error: Content is protected !!