The Blue Expat

Pilates instructor, Podcaster, wandering soul

Ở lại Đức: Nên học nghề theo đam mê hay thực tế với Thu Hằng DHS ngành Bảo tàng

Nghe Podcast trên nền tảng bạn yêu thích

Về khách mời

Nguyễn Thu Hằng là sinh viên ngành Bảo tàng học tại trường Hochschule für Technik und Wirtschaft, Berlin. Hằng đã có hơn 5 năm học tập và làm việc tại Đức. Hằng đã có ý định bỏ ngay trước khi lên máy bay sang Đức vì nhận được công việc là mơ ước của bạn ở Việt Nam. Trước đó Hằng cũng đã có 4 năm kinh nghiệm làm việc ở Việt Nam về mảng văn hóa và xã hội. Vì nhận ra những điều còn hạn chế trong các dự án ở Việt Nam và cái duyên được làm việc với các tổ chức như DAAD (German Academic Exchange Service) và Goethe Institute mà Hằng quyết định đi học để nâng cao kiến thức và làm được nhiều hơn cho các dự án trong nước sau này.

Tuy nhiên, con đường theo đuổi đam mê là vô cùng trắc trở đặc biệt với một ngành hiếm. Cùng lắng nghe chia sẻ về thế giới Bảo tàng đầy lạ lẫm, xa hoa và câu chuyện trăn trở của một người đi theo đam mê nhé!

Những nội dung chính

  • Chia sẻ về ngành học
  • Chia sẻ về Lựa chọn ngành học: Những cái được và khó khăn
  • Học và thực tế, định hướng nghề nghiệp

Show Notes

Phần 1: Giới thiệu về ngành Bảo tàng học và các công việc trong Bảo tàng

  1. Về chương trình BA. về Bảo tàng mà Thu Hằng đang theo học:
    • Điều kiện để đăng ký
    • Các môn học và nghề nghiệp sau khi theo học
    • Thời gian học
  2. Tại sao Thu Hằng chọn theo ngành học này ở nước Đức
  3. Quá trình để một tác phẩm nghệ thuật hay một cổ vật được trưng bày ở một Bảo tàng
  4. Sinh viên ngành Bảo tàng có được đi bảo tàng miễn phí?
  5. Ngành Bảo tàng trong mùa Covid: Những thử thách và cơ hội. Công việc của Hằng trong giai đoạn thử thách này.

Phần 2: Nên học vì đam mê hay là để kiếm sống? Chúng ta có thể … thay đổi đam mê! [27:27]

Khởi nguồn của đam mê với ngành Bảo tàng của Hằng và những thất vọng trong quá trình đi học.

Chia sẻ thực tế về khó khăn khi ra trường với sinh viên châu Á.

Câu chuyện gạt ước mơ sang một bên và tìm chân trời mới
Định hướng công việc mà Hằng có trước khi sang Đức với 4 năm kinh nghiệm trước khi quyết định đi du học.
Xuất phát từ mong muốn trau dồi kiến thức và kinh nghiệm để bổ trợ những điều dang dở và gặp cản trở trong các dự án bạn làm ở Việt Nam, Hằng quyết định đi du học dù trong thời điểm đó bạn được nhận công việc cho vnexpress – một công việc từng là ước mơ của bạn.
Gia đình Hằng đã biết tính cách của cô nàng là chỉ làm được thứ cô ấy thích và hứng thú với những điều bị cộp mác “Bay bổng”. Tuy nhiên, cô bạn lại làm gia đình bất ngờ hơn khi thông báo sẽ du học ngành Bảo tàng.

Em báo với bố mẹ quyết định du học trước … 1 tháng!

Thu Hằng, 27 tuổi, Berlin

Chia sẻ về tương lai sau 5 năm theo học, bên cạnh những thử thách tìm việc khi ra trường, Hằng cũng nói thêm những vấn đề ẩn sâu của nước Đức mà sinh viên ngành văn hóa mới được tiếp xúc trực tiếp. Ngoài ra bạn cũng nói thêm những bộ kỹ năng mà chương trình học đã tôi luyện cho bạn. Ví dụ như làm việc với chính quyền địa phương, cách tổ chức những sự kiện.

Khi được hỏi đã từng nghĩ tới chuyện bỏ học chưa, Hằng không ngần ngại chia sẻ, đã từng nhiều lần muốn bỏ. Nhưng như thể là công việc Bảo tàng cũng săn đuổi một con người có đam mê và tâm huyết với nó mà cứ mỗi khi định nghỉ, Hằng lại gặp những cơ hội khiến bạn đổi ý. Ví dụ như câu chuyện Lonely night in the Museum: Một mình qua đêm ở Bảo tàng, những trải nghiệm được ngắm nhìn những thứ lộng lẫy được gìn giữ cẩn thận, đúng nghĩa ‘bảo tàng’ khi chúng không được hé lộ cho đại chúng. Hay những cơ hội việc làm tới sau một thời gian gắng sức tưởng như không thể tiếp tục.

Dù là một người mơ mộng, đã và đang theo đuổi đam mê nhưng Hằng khẳng định ĐAM MÊ CÓ THỂ THAY ĐỔI! Cô bạn có thêm những sở thích và sự tò mò với các công việc khác như IT và luật. Bạn nói, chỉ là mình chưa biết thôi còn một khi mình mở rộng các mối quan tâm thì đam mê cũng sẽ được đổi hướng.

Đam mê có thể thay đổi!

Thu Hằng, 27 tuổi, Berlin

Cuối cùng, là một số lời khuyên khi đi Bảo tàng và những điều bạn trải nghiệm về văn hóa ứng xử và tác phong của người Đức.

Mọi người thông cảm cho 2 chị em sống hơi nhiều phần của cuộc đời ở nước ngoài nên thi thoảng cũng dùng những từ tiếng Anh và tiếng Đức nhé!

Đây là tập trong chuỗi Series nước Đức. Nếu bạn đã hoặc đang sống ở Đức và có câu chuyện muốn chia sẻ, hãy gửi yêu cầu trên form đăng ký làm khách mời hoặc liên hệ với mình https://theblueexpat.com/contact/ nhé!

Bình luận

error: Content is protected !!