The Blue Expat

Pilates instructor, Podcaster, wandering soul

Nói tiếng Việt chêm tiếng Anh

Nghe Podcast trên nền tảng bạn yêu thích

Shownotes

Bạn nghĩ sao về việc chêm tiếng Anh vào khi nói tiếng Việt?

Vô duyên hay là hay hơn? Bất lịch sự hay là chấp nhận được?

Không thể phủ nhận việc học và sử dụng ngoại ngữ đã trở thành một kỹ năng cần có trong xã hội hiện đại. Đồng nghĩa với việc có nhiều người có thể nói và cũng cả nhiều người có thể hiểu khi ai đó nói tiếng Anh. Có phải vì thế mà chúng ta dễ dàng hơn trong giao tiếp hàng ngày và sử dụng ngôn ngữ một cách tùy tiện hơn hay không?

Mình là một người có hơn 10 năm học ngoại ngữ và đã học qua 3 thứ tiếng: Anh, Ý và Đức, sau đó còn có 9 năm sống ở nước ngoài, nơi mà tiếng Anh cũng chỉ là ngôn ngữ để mình học tập và tiếng Việt thì không có cơ hội sử dụng. Ấy vậy mà gần đây mình vẫn viết một bài về việc cải thiện vốn từ vựng tiếng Việt để phục vụ viết lách. Sở dĩ có những mối quan tâm này là vì mình cũng không phải ngoại lệ trong những nhóm tạm gọi là người … yếu tiếng Việt.

Rất nhiều khi mình bắt gặp bản thân bí từ khi không nghĩ ra một từ tiếng Việt nào đó khi làm nội dung. Cũng rất nhiều bài viết hay tập podcast mình làm bản nháp bằng tiếng Anh, sau đó cố gắng chuyển ngữ một cách tự nhiên.

Nhưng không vì biết điểm yếu này mà mình dễ dãi trong diễn đạt. Vì biết yếu nên khi nào có cơ hội nói chuyện với những người Việt khác, mình luôn chăm chú nghe, đồng thời cố gắng truyền tải bằng tiếng Việt dù hoàn toàn có thể nói tiếng Anh với đối phương.

Để viết lách được tốt hơn, mình tìm đọc nhiều sách bằng tiếng Việt, cả sách dịch lẫn sách của người Việt. Mình cũng tìm cả từ điển để phục vụ mỗi khi viết lách.

Nhưng kể lể ra không phải để khoe khoang, mà mình muốn nói rằng việc sử dụng ngôn ngữ nó nằm ở ý thức và mong muốn của mỗi người. Nếu như ở mình là muốn khắc phục điểm yếu về sử dụng tiếng Việt, có thể với người khác thì ngược lại.

Trong tập podcast này, mình nói về 4 nguyên nhân, những lí do khiến một ai đó chêm một số chữ tiếng Anh khi dùng tiếng Việt.

Những nguyên nhân đó là:

  1. Thói quen suy nghĩ của não bộ dẫn tới phản xạ ngôn ngữ
  2. Những từ tiếng Anh không có trong tiếng Việt
  3. Những từ tiếng Anh mang nhiều ý nghĩa hơn nếu đứng nguyên bản thay vì dịch ra
  4. Tính Lười của người nói

Bạn đồng ý hay phủ định những ý kiến mình đưa ra trong bài này? Hãy viết bình luận hay “comment” cho mình biết ở bên dưới để mình có động lực chia sẻ thêm những #gócnhìn trong series giới hạn này nhé!

Bình luận

có thể bạn muốn nghe

error: Content is protected !!