Nếu bạn là một người trẻ có nhiều băn khoăn về cách sống, làm sao để dám lựa chọn lối tư duy khác biệt, và tò mò về cuộc sống người Việt ở nước ngoài, thì đây là podcast dành cho bạn.
Podcast bao gồm các bài phỏng vấn với Viet expats và các solo-episodes gồm chia sẻ của host Linh Phượng (LinkPo) về các trải nghiệm và bài học mà cô ấy rút ra khi sống ở nước ngoài.
Shownotes và blog được tổng hợp trên trang https://theblueexpat.com
Kết nối với Po:
https://www.facebook.com/theblueexpat
IG: @theblueexpat
Ủng hộ: https://www.buymeacoffee.com/blueexpat
Hosted on Acast. See acast.com/privacy for more information.
Tôi chưa từng thấy ai gọi một trong những thứ tiếng phức tạp nhất trên thế giới là ‘người tình’ như Dương Linh, tác giả cuốn sách Nhật Bản, đến và yêu. Với Linh tình yêu với nước Nhật chỉ xuất phát từ ấn tượng với bộ phim truyền hình Nhật Bản ‘Oshin’: một bộ phim mà các bạn cuối 8x đều biết đến và lời ‘xúi’ của mẹ khi ghi danh vào trường Đại học. Từ xuất phát điểm tưởng như đơn giản như vậy, Linh đã mài dũa tiếng Nhật để được một lần đặt chân đến mảnh đất mơ ước. Chẳng thành công nào trải bước trên hoa hồng nhưng với Dương Linh, khi đến được với xứ sở hoa anh đào, cuộc sống của cô cũng bước sang một trang mới, trong đó có cả những vất vả của một du học sinh và cả những điều may mắn mà cô gọi đó là cái duyên. Duyên đến mức cô còn đùa rằng ‘chắc kiếp trước Linh là người Nhật’.
Linh khẳng định tiếng Nhật rất khó nhưng nếu ta yêu nó như cách ta yêu một… chàng trai, chấp nhận cả cái khó, cái dễ và kiên trì dành thời gian cho anh ta thì sẽ thuần hoá được anh í thôi! Đây sẽ là lời khuyên hữu ích với những ai muốn học ở Nhật Bản nhưng đang vật lộn với thứ tiếng khó nhằn này. Là một giảng viên, Linh chia sẻ rằng Nhật Bản đang thiếu nguồn lao động và khát người tài nên cánh cửa cơ hội đang mở rộng, chào đón những ai dám đam mê, dám theo đuổi ước mơ du học và làm việc ở xứ Phù Tang.
Nếu bạn thực sự yêu một nơi nào đó, yêu điều bạn làm, có mục đích và mục tiêu rõ ràng thì ước mơ sẽ rất gần tầm tay bạn
Dương Linh
Ngoài đam mê với ngôn ngữ và văn hoá Nhật Bản, Linh còn có một niềm đam mê rất lớn nữa dành cho âm nhạc Nhật. Không chỉ dừng lại là một cô sinh viên mê hát, một bạn gái thích đăng tải những clip nhạc tự quay lên youtube mà Linh còn từng tham gia nhiều cuộc thi hát ở Nhật Bản và lĩnh về rất nhiều giải thưởng như giải nhất cuộc thi Muhomatsu (Kitakyusyu), giải nhì Misora Hibari (Nagasaki), Shingu (Fukuoka). Đặc biệt phải kể đến Linh là người nước ngoài duy nhất tham gia NHK Nodo jiman – cuộc thi hát rất nổi tiếng ở Nhật.
Xem thêm tại theblueexpat.com
—
Send in a voice message: https://anchor.fm/the-blue-expat0/message
Hosted on Acast. See acast.com/privacy for more information.
Tôi chưa từng thấy ai gọi một trong những thứ tiếng phức tạp nhất trên thế giới là ‘người tình’ như Dương Linh, tác giả cuốn sách Nhật Bản, đến và yêu. Với Linh tình yêu với nước Nhật chỉ xuất phát từ ấn tượng với bộ phim truyền hình Nhật Bản ‘Oshin’: một bộ phim mà các bạn cuối 8x đều biết đến và lời ‘xúi’ của mẹ khi ghi danh vào trường Đại học. Từ xuất phát điểm tưởng như đơn giản như vậy, Linh đã mài dũa tiếng Nhật để được một lần đặt chân đến mảnh đất mơ ước. Chẳng thành công nào trải bước trên hoa hồng nhưng với Dương Linh, khi đến được với xứ sở hoa anh đào, cuộc sống của cô cũng bước sang một trang mới, trong đó có cả những vất vả của một du học sinh và cả những điều may mắn mà cô gọi đó là cái duyên. Duyên đến mức cô còn đùa rằng ‘chắc kiếp trước Linh là người Nhật’.
Linh khẳng định tiếng Nhật rất khó nhưng nếu ta yêu nó như cách ta yêu một… chàng trai, chấp nhận cả cái khó, cái dễ và kiên trì dành thời gian cho anh ta thì sẽ thuần hoá được anh í thôi! Đây sẽ là lời khuyên hữu ích với những ai muốn học ở Nhật Bản nhưng đang vật lộn với thứ tiếng khó nhằn này. Là một giảng viên, Linh chia sẻ rằng Nhật Bản đang thiếu nguồn lao động và khát người tài nên cánh cửa cơ hội đang mở rộng, chào đón những ai dám đam mê, dám theo đuổi ước mơ du học và làm việc ở xứ Phù Tang.
Nếu bạn thực sự yêu một nơi nào đó, yêu điều bạn làm, có mục đích và mục tiêu rõ ràng thì ước mơ sẽ rất gần tầm tay bạn.
Dương Linh
Ngoài đam mê với ngôn ngữ và văn hoá Nhật Bản, Linh còn có một niềm đam mê rất lớn nữa dành cho âm nhạc Nhật. Không chỉ dừng lại là một cô sinh viên mê hát, một bạn gái thích đăng tải những clip nhạc tự quay lên youtube mà Linh còn từng tham gia nhiều cuộc thi hát ở Nhật Bản và lĩnh về rất nhiều giải thưởng như giải nhất cuộc thi Muhomatsu (Kitakyusyu), giải nhì Misora Hibari (Nagasaki), Shingu (Fukuoka). Đặc biệt phải kể đến Linh là người nước ngoài duy nhất tham gia NHK Nodo jiman – cuộc thi hát rất nổi tiếng ở Nhật.
Thông tin về khách mời:
Giảng viên tiếng Việt tại: JCFL (Japan College of Foreign Languages)
Tác giả cuốn sách: Nhật Bản, đến và yêu
Học bổng khách mời nhắc đến trong bài: Yoneyama Rotary
Các giải thưởng về âm nhạc:
– Chung kết cuộc thi NHK Nodojiman khu vực Saga
– Giải nhất cuộc thi hát Muhoumatsu lớn nhất vùng KitaKyushu. Là người nước ngoài đầu tiên thắng giải thưởng lớn trong lịch sử cuộc thi hát này.
– Giải nhất cuộc thi hát Valentine (Tosu, Saga)
– Giải nhì cuộc thi hát Misora Hibari (Nagasaki)
– Giải nhì cuộc thi hát Shinguu (Yamaguchi)
– Giải triển vọng của nhạc sĩ Sugimoto Masato tại cuộc thi hát The Star (Saga)
Kết nối với khách mời:
Bạn có thể nghe những bài hát do Linh thể hiện trên: Dương Linh music hoặc Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCH8L6T4gPaW_Q_3KFNijRbg
Hoặc tham gia Group về những cuốn sách Linh viết hoặc tham gia dịch: https://www.facebook.com/duonglinhbooks/
Shownotes
TBE: Xin chào Dương Linh, cảm ơn bạn rất nhiều vì đã đến với TBE podcast ngày hôm nay, đây là lần đầu tiên mà TBE rất hân hạnh đc chào đón một tác giả trẻ. Chắc cũng có nhiều người nghe podcast ngày hôm nay đã biết đến cái tên Dương Linh qua cuốn sách Nhật Bản đến và yêu của bạn hoặc qua những video hát hay chia sẻ về cs ở Nhật của bạn trên youtube, nhưng để mở đầu cho podcast ngày hôm nay Linh có thể giới thiệu qua một chút về bản thân cho những người chưa biết về bạn được không?
Dương Linh: Xin chào, mình tên là Dương Linh, mình tốt nghiệp ĐH NNĐHQG HN chuyên ngành tiếng Nhật năm 2010 và sau đấy mình có sang Nhật du học theo diện thạc sỹ. Sau khi tốt nghiệp mình có đi làm 3 năm như một giảng viên tiếng Nhật cho các bạn sinh viên nước ngoài và hiện tại mình đang làm giảng viên tiếng Việt cho người Nhật.
Bên cạnh đó mình có đam mê hát và có tham gia một số cuộc thi hát và đoạt một số giải ở Nhật.
Về cuốn sách đầu tay “Nhật Bản, đến và yêu” thì việc viết lách này nằm ngoài dự kiến của mình vì không nghĩ nó đến được sớm như vậy. Hiện tại sách cũng đã được tái bản và nhận được sự ủng hộ của những bạn có đam mê với tiếng Nhật và đất nước Nhật Bản.
TBE: Lí do bạn chọn học tiếng Nhật khi vào đại học? vì sao bạn lại chọn học khoa tiếng Nhật trong khi bản thân bạn đã có nền tảng tiếng Anh và tiếng Pháp, vậy tại sao bạn lại chọn học tiếng Nhật khi vào đại học?
Dương Linh: Vì có ấn tượng quá sâu sắc với bộ phim “Oshin” cùng lời gợi ý của mẹ rằng nên học một ngôn ngữ châu Á vì tiếng Anh khi đó đã bắt đầu bão hòa.
TBE: Bắt đầu từ bao giờ Linh có ý định du học Nhật? Bạn có thể kể lại quá trình bạn lên kế hoạch tìm trường, chương trình học, chuẩn bị thủ tục để sang Nhật không?
Dương Linh: Có lẽ không chỉ mình mà bất kì ai khi học một ngôn ngữ nào đó đều mong ước được một lần được đặt chân đến đất nước đó, được nói chuyện trực tiếp với người dân bản địa. Ngay từ ngày chính thức trở thành sinh viên khoa tiếng Nhật trường Đại học Ngoại ngữ Đại học Quốc gia Hà Nội mình đã nung nấu ý định đi du học Nhật. Và sau khá nhiều thất bại, mình đã quyết tâm hơn và lập kế hoạch kĩ càng hơn để biến ước mơ đó thành sự thật.
Mình may mắn khi ngôi trường mình theo học có chương trình liên kết học thạc sĩ với một trường bên Nhật nên toàn bộ thủ tục giấy tờ đều được hai bên trường hỗ trợ nhiệt tình và mình cũng không phải vất vả khi trong việc tìm trường. Ngay từ đầu mình đã được định hướng và được các thầy cô nhiệt tình giúp đỡ.
TBE: Nhưng may mắn cũng là một phần mà do bạn cũng rất cố gắng nữa đúng không? Mình có nói chuyện với một bạn đang du học ở Nhật và em ấy có nói để học thạc sỹ ở Nhật thì có yêu cầu tiếng Nhật N1, trình độ đó rất là khó mà bạn tìm được giáo sư để làm đề tài thạc sỹ này, sau đó là qua những vòng thi để sang đó học thì chắc hẳn bạn cũng đã rất cố gắng trong quá trình học ở trường ĐH QG.
Dương Linh: Có lẽ khó khăn nhất là viết một bản kế hoạch nghiên cứu để thuyết phục giáo sư bên trường Nhật nhận làm nghiên cứu sinh thạc sĩ– điều kiện tiên quyết để có thể nhận giấy nhập học và xin visa. Mình đã từng rất khổ sở khi năm lần bảy lượt bị thầy giáo chê kế hoạch nghiên cứu, bắt viết đi viết lại từng chút một. Dẫu vậy không cho phép mình bỏ cuộc. Và cuối cùng mình cũng đã nhận được cái gật đầu của thầy giáo.
TBE: Vậy cảm xúc của bạn ngày đầu tiên đặt chân đến nước Nhật như thế nào?
Dương Linh: Rất là hồi hộp.
4 năm học ở Hà Nội, xa gia đình nhưng vẫn có thể về khi nào mình muốn nhưng khi ở Nhật thì phải thậm chí 2, 3 năm mới về được một lần, nên không thể tránh khỏi việc nhớ nhà. Nhưng cảm giác giấc mơ được đặt chân đến nước Nhật sắp được hoàn thiện thì mình thấy đã kinh khủng và bây giờ mình chỉ có thể gói trong từ “Hạnh Phúc”!
TBE: Khi bạn du học ở Nhật mình thấy bạn rất năng nổ, cuộc sống ở Nhật của bạn cũng rất thú vị. Bạn sống cùng một gia đình Nhật Bản yêu quý bạn, bạn tham gia các chương trình văn nghệ, thi hát, bạn thích hát và cũng theo đuổi đam mê đó ở Nhật nữa. Bạn có thể nói qua một chút về những vui buồn của bạn, những may mắn, những niềm vui của bạn và cả những nỗi buồn, những khi bạn muốn về Việt Nam được không?
Dương Linh: Khi mới sang, kể cả có nền tảng 4 năm học tiếng Nhật ở Việt Nam nhưng vẫn khác rất nhiều khi sang đến Nhật. Những khác biệt về văn hoá và cách nghĩ lúc đầu cũng gây cản trở cho mình trong việc giao tiếp với người Nhật. Nhưng mình đã xác định khi sang một đất nước nào đấy mình cũng phải tuân thủ và hoà nhập với văn hoá của nước họ. Khó khăn lớn nhất với mình lúc đầu đó là tiếp cận với cuộc sống và làm quen với cách học, cách giáo dục của nước Nhật.
Còn âm nhạc là đam mê của mình từ khi ở Việt Nam nên dù đi đâu mình cũng sẽ phát huy điều này.
Nhưng thực sự mình cảm thấy Nhật Bản như quê hương thứ 2 của mình vì mình rất yêu âm nhạc Nhật Bản và cũng gặp những cơ may phát huy đam mê âm nhạc của mình.
Mình được giới thiệu tham gia cuộc thi hát rất nổi tiếng ở Nhật có tên là: NHK Nodo jiman
Mình là người nước ngoài duy nhất và dù không được vào đến chung kết nhưng mình cũng cảm thấy rất vui và biết ơn vì cơ duyên với âm nhạc và nước Nhật.
TBE: Hiện tại thì có nhiều nguồn thông tin về cuộc sống vất vả của người Việt ở Nhật, những câu chuyện “vỡ mộng” khi sang đến Nhật, những thông tin này có thể khiến các bạn trẻ lo lắng và do dự hơn với ý định sang Nhật học. Linh có thể chia sẻ một số điều tích cực hơn để động viên các bạn có mong muốn du học ở Nhật Bản nhưng còn do dự không?
Dương Linh: Nhưng nói một cách tích cực và lời khuyên mà mình muốn chivới các bạn đó là xuất phát điểm của ai cũng như nhau cả thôi, lúc mình mới sang giao tiếp của mình cũng rất kém, nhưng sống ở đâu hay làm bất kỳ việc gì bạn cũng phải thật sự yêu nó. Nếu bạn thật sự yêu Nhật bản, yêu tiếng Nhật và văn hoá của họ, bạn sẽ enjoy cuộc sống ở Nhật thì dù bạn có vất vả như thế nào, vì du học sinh tư phí sẽ không tránh khỏi nhưng áp lực về tài chính nhưng nếu bạn có mục đích, bạn có mục tiêu một cách rõ ràng thì nước Nhật là một điểm đến rất lý tưởng với những người có ước mơ. Bởi mình thấy Nhật Bản là một đất nước đào tạo con người rất tốt, đặc biệt là về phẩm chất.
Nhật Bản là một đất nước đào tạo con người rất tốt, đặc biệt là về phẩm chất!
TBE: Với nhiều du học sinh không chỉ là du học sinh Nhật Bản, quyết định về hay ở luôn luôn là 1 quyết định khó khăn. Với Linh thì thời điểm nào bạn có câu trả lời cho mình là sẽ ở lại làm việc ở Nhật sau khi học xong? Có phải bạn nói bạn “nặng duyên” với nước Nhật cũng vì bạn quyết sẽ gắn bó với đất nước này lâu hơn không?
Dương Linh: Làm việc tại Nhật sau khi học xong cũng là mục tiêu mình đã vạch ra trước khi sang Nhật vì mình muốn thực hiện hóa những gì đã học ngay tại nước sở tại nên trong mình không có chuyện đắn đo về hay ở. Mình thuộc tuýp người luôn nhất quán với những gì bản thân đã vạch ra nên ít khi có sự giằng xé khi không biết phải lựa chọn cái nào. Mình thực sự cảm thấy mình hợp với Nhật, không biết giải thích thế nào, nhưng nó giống kiểu “cá gặp nước” vậy. Có lẽ vì thế mà duyên càng ngày càng nặng chăng?
Đặc biệt là nước Nhật họ bây giờ cũng mở cửa cho người tài vì họ rất thiếu thậm chí khát người lao động. Đặc biệt là với ngành IT, thậm chí là ngành ngôn ngữ của mình.
TBE: Bạn là người rất có khiếu về nghệ thuật, từ hát tới viết lách, bạn bắt tay viết cuốn sách đầu tay “Nhật Bản đến và yêu” từ khi nào vậy? Chia sẻ một chút về cuốn sách nhìn lại quãng thời gian 5 năm học của bạn.
Dương Linh: Thực ra viết sách cũng là ước mơ mình đã nung nấu từ lâu, chỉ không nghĩ rằng nó lại được hiện thực hóa sớm như vậy, và lại được ra mắt sau đúng 5 năm mình sang Nhật. Có một người bạn đã giới thiệu mình tới AlphaBooks và sau khi được nhà xuất bản này đặt vấn đề, mình đã bắt tay vào viết “Nhật Bản đến và yêu”. Mình cho ra đời đứa con tinh thần này sau 2 tháng thai ngén giữa những bộn bề công việc, mệt mỏi nhưng thực sự rất hạnh phúc khi sách đã được tái bản và nhận được nhiều phản hồi tốt từ các bạn độc giả. Như mình đã từng chia sẻ rất nhiều, cuốn sách là món quà mình dành tặng cho những ai đã- đang và sẽ trải qua những cảm xúc bỡ ngỡ, chán nản khi lần đầu tiên “nếm mùi vị” của tiếng Nhật đến những trải nghiệm thú vị bên Nhật và ước muốn dùng những gì đã học để làm việc và chia sẻ với cộng đồng. Đây cũng là món quà mình dành tặng cho chính mình khi nhìn lại một hành trình dài của một Dương Linh trước và sau 5 năm. Sách vẫn đang được bán tại các chi nhánh của AlphaBooks tại Hà Nội, Sài Gòn, các hệ thống của Fahasa và Phương Nam, hi vọng sẽ tiếp tục được nhiều bạn trẻ tìm mua và đọc sách.