The Blue Expat

Pilates instructor, Podcaster, wandering soul

7 mẹo tâm lý để tự tin vào bản thân

Nghe Podcast trên nền tảng bạn yêu thích

Sinh ra từ ngõ
Sinh ra từ ngõ

Po là người Việt đang sinh sống tại châu Âu, hiện đang làm giáo viên Pilates và podcaster. Po là một multipotentialite (người theo đuổi nhiều đam mê), sống tối giản và tự do về địa lý. Ở đây, Po chia sẻ về hành trình tìm tới những chân trời mới, việc sống ở nước ngoài, công việc, du lịch, học ngoại ngữ và sắp xếp cuộc sống. Từ tháng 1/2023, Podcast sẽ được đăng mỗi 2 tuần.
Kênh có tổng hợp các số minisode từ The Blue Expat podcast.

KẾT NỐI VỚI LINK PO
Website: https://theblueexpat.com/
Các hướng dẫn làm podcast: https://lampodcast.com/
The Blue Expat podcast: https://spoti.fi/3isLmkT

7 mẹo tâm lý để tự tin vào bản thân (Dịch từ bài viết của cựu nhân viên FBI)
byNhững câu chuyện độc thoại của Link Po

Đây là bài viết của cựu nhân viên FBI Larea Quy trên tạp chí Success được dịch ra và chia sẻ trên podcast có tựa nguyên gốc là “7 Mental hacks to be more confident in yourself”. “Sự tự tin là nền tảng của khả năng lãnh đạo. Nếu bạn không tin vào chính mình, làm sao người khác có thể tin vào bạn? Dưới đây là 7 cách mà các nhân viên FBI học cách tăng cường sự tự tin của họ. Bạn cũng có thể sử dụng để tự tin hơn vào chính mình”. 

Đọc bài viết tại: https://theblueexpat.com/7-meo-tam-ly-de-tu-tin-hon/

Liên hệ và tìm hiểu những nội dung từ Link Po: https://theblueexpat.com 

Hướng dẫn thực hiện một kênh podcast: https://lampodcast.com

Tập podcast từng được đăng trên The Blue Expat 27/10/2019

Link bài viết gốc: https://bit.ly/34aITRH

Send in a voice message: https://podcasters.spotify.com/pod/show/po-link-nguyen/message

Nếu bạn không tin vào chính mình, sao bạn có thể mong người nào khác sẽ tin vào bạn? Hãy bắt đầu ngay hôm nay.

Ngay ngày đầu tiên ở Học viện FBI, tôi không không có cảm giác của một siêu anh hùng. Thực tế thì chỉ mãi sau bốn tháng mệt mỏi vì bị đặt vào tình huống nguy hiểm và khó xử mà tôi mới có được sự tự tin cần thiết cho nghề nghiệp của mình. Thúc đẩy sự tự tin là mục tiêu đầu tiên của Học viện trước khi họ cử những đặc vụ ra ngoài với một khẩu súng và huy hiệu.

Có những ngày tim tôi đập liên hồi và đổ mồ hôi tay chỉ vì nghĩ về những thử thách tôi phải đối mặt. Nhưng tôi học được rằng thành công sẽ chưa chắc đã khiến tôi tự tin mà chính sự tự tin vào bản thân và khả năng tôi có sẽ giúp tôi thành công.

Vào ngày đầu tiên, lòng tôi đầy lo lắng. Tôi chưa bao giờ bắn phát súng nào, chưa bao giờ bắt giữ hay điều tra một điệp viên nước ngoài, những thách thức này đã đẩy tôi ra ngoài vùng thoải mái. Tôi cảm thấy trong tình trạng bị kiểm soát bởi những điều chưa biết, không biết làm thế nào tôi có thể thành công được. Nhưng tôi đã giữ vững ước mơ trở thành một đặc vụ và tiếp tục tiến về phía trước.
Tôi dám đoán là các chủ doanh nghiệp và nhà lãnh đạo cũng từng đối mặt với một số nỗi sợ tương tự mà tôi trải qua ở Học viện FBI: Làm thế nào tôi có thể thực hiện điều này? Nhưng trong suốt 24 năm ở FBI, từ duy nhất tôi không nghe thấy là “không thể”.

Sự tự tin là nền tảng của khả năng lãnh đạo. Nếu bạn không tin vào chính mình, làm sao người khác có thể tin vào bạn? Dưới đây là 7 cách mà các nhân viên FBI học cách tăng cường sự tự tin của họ. Bạn cũng có thể sử dụng để tự tin hơn vào chính mình:

1. Vượt qua những niềm tin tự giới hạn

Ngày bé chúng ta nghĩ rằng mình có thể chinh phục thế giới, nhưng đâu đó giữa thời thơ ấu và tuổi trưởng thành, sự nhiệt tình và khuynh hướng tự nhiên của chúng ta với những ước mơ lớn bị đè bẹp. Cha mẹ và thầy cô bắt đầu áp đặt niềm tin của chính họ về những gì chúng ta có thể và không thể làm được trong cuộc sống.

Nếu những người hướng dẫn tại Học viện FBI không ép chúng tôi vượt qua niềm tin tự giới hạn của mình, họ đã không hoàn thành công việc của họ.

Vậy bạn nên làm gì?

Tìm giới hạn của bạn bằng cách đặt bản thân trước các tình huống khác nhau và vượt qua sự không thoải mái. Một khi bạn tự tin vào chính mình, bạn sẽ ngạc nhiên về những gì bạn có thể đạt được.

2. Không bao giờ nhầm lẫn ký ức và sự thật

Ký ức chúng ta không chỉ lưu trữ thông tin mà thay vào đó, chúng ta thường chỉ rút ra lý do chính của trải nghiệm và giữ nó theo cách hợp lý với ta. Đó chính là lí do vì sao những nhân chứng của cùng một sự kiện kể lại nó với những phiên bản khác nhau.

Bộ não của bạn đã được tích hợp sự thiên vị. Nghĩa là nó sẽ giữ thông tin khớp với niềm tin, giá trị và hình ảnh về bản thân của bạn. Hệ thống chắt lọc ký ức này giúp cho bộ não không bị quá tải bởi quá nhiều thông tin.

Vậy hãy nhận ra rằng ký ức không luôn luôn cung cấp thông tin chính xác. Ví dụ, nếu lòng tự tôn của bạn thấp, não của bạn sẽ trữ những thông tin củng cố sự thiếu tự tin trong bạn. Đó là tất cả những gì bạn nhớ về một sự kiện.

Vậy bạn nên làm gì?

Nghĩ lại diễn biến khách quan của những ký ức làm bồi lên niềm tin tự giới hạn và cố nhìn nhận lại sự kiện với các góc nhìn khác. Nói chuyện với người khác cũng giúp bạn có thêm nhiều góc nhìn.

3. Trò chuyện với chính bạn

Điều này nghe có vẻ điên rồ, nhưng lại rất hiệu quả. Trò chuyện với bản thân có thể khiến bạn thông minh hơn, cải thiện trí nhớ, giúp bạn tập trung và thậm chí làm tăng thành tích thể thao. Bộ phim tài liệu mang tên The Human Brainchỉ ra rằng chúng ta độc thoại từ 300 tới 1000 từ mỗi phút. Binh đoàn hải quân SEALS và Special Forces – Lực lượng đặc biệt dùng sức mạnh của việc độc thoại tích cực như một cách để vượt qua khó khăn.

Ví dụ khi hướng dẫn tân binh có thần kinh thép và độc thoại tích cực, họ có thể học cách đạp lên những nỗi sợ từ hệ thống limbic trong não, mộ phần thiết yêú của bộ não giúp chúng ta đối phó với lo âu.

Vậy bạn nên làm gì?

Hãy luôn tích cực, bởi vì chính cách bạn trò chuyện với chính mình ảnh hưởng tới phản ứng sinh học thần kinh trong bạn. Khi bạn nói với mình rằng “Tôi biết phải làm gì” hoặc nhìn nhận mọi việc như thử thách hơn là vấn đề, bạn đã khiến phản hồi của mình trở nên tích cực.

4. Nghĩ tích cực để vượt qua tư duy tiêu cực

Từ thuở sơ khai con người đã học được cách phải ăn trưa. Việc lo xa hay xu hướng suy nghĩ tiêu cực đã giúp chúng ta sống sót bao ngàn năm nay. Nhưng không hẳn bất kể thứ gì mới hay khác biệt đã là mối lo ngại tới sự sống còn của chúng ta. Xu hướng suy nghĩ tiêu cực này làm mất đi sự tự tin bởi vì chúng khiến ta tập trung vào những điều chúng ta làm sai.

Nhân viên FBI được dạy để săn những thứ tốt mà thôi. Điều này nhiều khi rất khó vì những thông tin tích cực thì hiếm và dễ dàng biến mất. Nhưng những tin tức tiêu cực lại dính như sam.

Vậy bạn nên làm gì?

  1. Nghĩ ra 5 suy nghĩ tích cực để chống lại mỗi suy nghĩ tiêu cực
  2. Tận hưởng mỗi suy nghĩ tiêu cực 20 giây trước khi nghĩ tớ suy nghĩ tích cực tiếp theo.
  3. Thừa nhận cả cảm xúc tốt và tệ
  4. Không cố đè nén cảm xúc tiêu cực
  5. Dán nhãn cảm xúc theo đúng bản chất của nó rồi bước tiếp. Đừng để bản thân rơi vào cuộc đối thoại nội tâm về những cảm xúc tiêu cực bởi vì càng ép thì bạn càng khiến tình hình tồi tệ hơn mà thôi.

5. Tăng mức tò mò

Tính tò mò là một đặc tính quan trọng với những nhân viên điều tra ở FBI và bất cứ ai muốn tự tin và thành công.

Sự tò mò là nền tảng của quá trình trưởng thành. Khi bạn còn tò mò, bạn vẫn có thể học tiếp và tâm trí và trái tim bạn sẽ lớn dần từng ngày. Chúng ta giữ tâm trí của lính mới bằng cách luôn nhìn về phía trước và khám phá những trải nghiệm mới, những thông tin mới.

Vậy bạn nên làm thế nào?

Đặt câu hỏi và cứ tò mò bởi vì?

  • Nó khiến trí óc bạn không bị thụ động
  • Nó khuyến khích bạn quan sát nhiều hơn cho những ý tưởng mới
  • Nó mở ra những thế giới mới và khả năng mới
  • Nó tạo ra phản ứng phiêu lưu đưa bạn theo một hướng mới.

6. Khắc phục sự nghi ngờ vào bản thân

Nếu bạn thiếu tự tin, bạn sẽ luôn cảm thấy như số phận nằm trong tay người khác. Khi bạn mang tư duy nạn nhân, bạn sẽ không đủ kiên cường để vượt qua những chướng ngại vật và rào cản không thể tránh khỏi.

Nhân viên FBI đi đến nơi cầnhọ, chứ không phải nơi họ cảm thấy thoải mái nhất. Tôi được chỉ định chỉ điều tra và không biết làm thế nào để giải quyết. Nhưng suy nghĩ của tôi là thế này: Thả tôi vào giữa bất kỳ đội hình hay bất kỳ tình huống nào, bất cứ nơi đâu, bất cứ lúc nào. Tôi sẽ không sợ hãi vì tôi tự tin mình sẽ thành công dù đang ở đâu.

Vậy bạn nên làm thế nào?

Không ai ngoài bạn đang ngăn bạn đạt được những gì bạn muốn có. Đã tới lúc xác định những thứ khiến bạn nghi ngờ chính mình và loại bỏ những rào cản đó.

7. Đối mặt với những nỗi sợ

Khi chúng ta có trong tay sự kiểm soát, chúng ta không sợ hãi. Khi chúng ta có được một chút thoải mái với thứ gì đó, nó chẳng còn đáng sợ nữa. Khi chúng ta mất kiểm soát, ta không còn suy nghĩ rõ ràng nữa bởi bộ não cảm xúc đã dành tay lái rồi. Đây là lí do vì sao nỗi sợ thường có vẻ ngẫu nhiên và phi lý-vì cảm xúc của chúng ta đang nắm quyền kiểm soát.

Để đảm bảo an toàn, những nhân viên FBI được dạy tiến gần hơn với mối đe dọa. Bởi vì nó chẳng tốt nếu cứ né tránh, từ chối hay phớt lờ nỗi sợ.

Vậy bạn nên làm thế nào?
Giáo sư Ronald Siegel từ trường Y Đại học Harvard đề xuất cuốn sách “The Mindfulness Solution”:

Nghĩ về nỗi sợ lớn nhất của bạn. Dành thời gian với nó. Rồi khiến nỗi sợ này tệ hơn bằng việc đến gần với nó. Tưởng tượng ra điều tệ nhất có thể xảy ra là gì. Và giờ hãy tập trung vào hơi thở. Cảm nhận cơ thể đang thả lỏng dần. Bạn vẫn sống, bạn thấy chưa? Bạn đang tới gần hơn tới việc kiểm soát nỗi sợ.

Nếu bạn không tin vào chính mình, sao bạn có thể mong người nào khác sẽ tin vào bạn? Hãy bắt đầu ngay hôm nay.

Về tác giả: LaRae Quy là cựu nhân viên và gián điệp của FBI và là người sáng lập Trung tâm Toughness Mental. Cô viết cho những khán giả khát khao theo đuổi mục tiêu của họ, từ kinh nghiệm của bản thân với tư cách là một đặc vụ FBI, cô cho họ thấy sự dũng cảm và quyết đoán có thể chiến thắng tài năng dựa trên sự kết hợp giữa khoa học thần kinh thép của với tâm lý xã hội.

Bạn có thể tìm bài viết gốc ở đây: 7 Mental Hacks to be more confident in yourself

  • Em nghe đi nghe lại bài này không biết bao nhiêu lần rồi. 🙂
    Dạo gần đây nghỉ dịch ở nhà em vào The Blue Expat nhiều lắm luôn, em sắp nghe hết postcard tiếng việt trên đây rồi. 🙂
    Hy vọng chị ra thêm nhiều postcard mới.
    P/s: Giọng chị hay và rất rõ ràng, nhưng nhiều lúc e nghe c nói như mất hơi, kiểu gần giống vừa nói vừa khóc ý ạ. 🙂

Leave a Reply to Ly Ly (Cancel Reply)

error: Content is protected !!