The Blue Expat

Pilates instructor, Podcaster, wandering soul

STOP Multitasking – Tác hại của Đa nhiệm

Nghe Podcast trên nền tảng bạn yêu thích

  • Bạn đang trả lời một cuộc gọi, vừa đọc email vừa trả lời tin nhắn Facebook ở một chiếc điện thoại khác. Trên trình duyệt của bạn có rất nhiều tab đang mở.
  • Bạn vừa đọc sách, ôn bài chuẩn bị cho kỳ thi nhưng bên cạnh cuốn sách là màn hình với video mới nhất của Youtuber yêu thích.

Có những ngày trôi đi quá nhanh, bạn không hiểu bạn đã làm được những gì, muốn cố làm điều nọ điều kia nhưng cơ thể thì rã rời.  

Cũng có lúc bạn tưởng rằng mình là một siêu nhân khi có thể làm được bao nhiêu việc cùng một lúc và đến cuối ngày thấy đầu thì ong ong, bạn cảm thấy kiệt sức và tự hào vì tưởng bạn đã làm việc hết mình.

Nhưng các nhà tâm lý học, thần kinh học lại không công nhận bạn siêu như bạn tưởng. Họ sẽ nói rằng cách tốt nhất để hoàn thành được nhiều việc là làm từng việc một lúc và khuyên bạn ngưng multitask đi là đằng khác.

Bản chất của Multitasking

3 hoàn cảnh để nhận ra một người đang multitasking:

  • Bạn làm hơn 2 việc cùng một lúc.
  • Bạn chuyển đổi qua lại từ nhiệm vụ này sang nhiệm vụ khác
  • Bạn thực hiện liên tiếp một số nhiệm vụ một cách nhanh chóng.

Ngược lại với mong muốn đa nhiệm thì với những nhiệm vụ yêu cầu nhận thức,  não bộ chúng ta chỉ có khả năng xử lý từng việc một lúc mà thôi. Chúng ta chỉ có thể làm song hành hai việc nếu chúng rơi vào một trong hai hoàn cảnh sau:

  • Trong hai việc đó thì ít nhất có một việc chúng ta đã làm thuần thục thành thói quen và không cần phải tập trung hay suy nghĩ thấu đáo mới có thể làm được (đi bộ, đánh răng hay rửa bát);
  • Chúng được xử lý ở các phần khác nhau trong não bộ. Ví dụ như khi bạn nghe nhạc cổ điển để đọc sách thì sẽ rất vào nhưng nếu bạn thay bằng các bài hát thì khả năng lưu giữ thông tin của bạn lại giảm vì cả hai hoạt động này đều kích hoạt trung tâm ngôn ngữ của não.

Các hệ quả khi chúng ta tiếp tục làm việc đa nhiệm

Hãy thử bài test này để so sánh năng suất của bạn khi singletasking và multitasking (ví dụ khác  là một video khá đơn giản mà bạn cũng có thể thử mà không cần hiểu tiếng Anh) 

Mình đã có kết quả 20 giây thực hiện theo singletasking và 41 giây khi multitasking. Nghĩa là khi đa nhiệm mình tốn hơn gấp đôi thời gian để hoàn thành cùng một nhiệm vụ. Chữ viết của mình cũng lộn xộn hơn và xấu hơn, nghĩa là chất lượng công việc của mình bị đi xuống. Chưa kể là đang viết thì rất dễ nhầm lẫn và căng thẳng hơn nữa.

Kết quả của mình đã được đúc kết trong các hệ quả của việc multitasking mà ông Dave Crenshaw, tác giả cuốn The Myth of Multitasking đã trình bày trong bài diễn thuyết dưới đây: (hãy bật phụ đề nếu bạn không hiểu vì video rất đáng xem.)

Giờ đến lượt bạn, bạn thấy mình là singletasker hay multitasker? bạn có cách nào để bỏ thói quen multitasking này không? Comment bên dưới để chia sẻ với mình và các bạn đọc khác nhé!

Bài viết khác về chủ đề Quản lý thời gian

Các nguồn tham khảo:

Why the modern world is bad for your brain

Technology: Myth of Multitasking

Single-tasking: Why doing one thing at a time is the secret to higher productivity, lower stress, and more happiness

Why Do You Find It so Hard to Not Multitask?

Multitasking versus time management: which prevails?

Tập podcast từng được đăng trên The Blue Expat vào 21/04/2019

Bình luận

có thể bạn muốn nghe

error: Content is protected !!